QUYẾT TÂM VƯỢT QUA CÁM DỖ

20 thg 4, 2020

LÀM SAO ĐỂ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ LÃNH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP - BẢO HIỂM XÃ HỘI



1. Khi thôi việc , chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định, sau 1 tháng kể từ ngày các bạn thôi việc, các bạn phải đòi bằng được 2 thứ: SỔ BẢO HIỂM và  GIẤY QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CÓ KÝ VÀ ĐÓNG MỘC CỦA CÔNG TY
VD: Bạn nghỉ việc 15/08/2017, thì  đến 15/09/2017 chắc chắn có sổ Bảo hiểm và giấy quyết định nghỉ việc, nếu không có thì bạn phải đòi bằng được nha !



2. Lĩnh BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP trước (Điều kiện: bạn phải làm đủ trên 12 tháng mới có) và phải nhớ đi đăng ký lãnh trong vòng 3 tháng tính từ ngày nghỉ việc nha ! Sau 3 tháng không lĩnh hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm là MẤT !

VD: 15/08/2017 nghỉ, qua 15/11/2017 không lĩnh hoặc không đóng bảo hiểm tiếp tục sẽ MẤT!

Theo qui định của pháp luật thì lĩnh được tầm 60-65% lương cơ bản! (LƯƠNG CƠ BẢN LÀ MỨC LƯƠNG TRONG BẢN HỢP ĐỒNG VÀ ĐỂ TÍNH BẢO HIỂM HẰNG THÁNG)
Cụ thể mức lĩnh theo thời gian đóng bảo hiểm như sau:
- 1 đến 3 năm lĩnh được 3 tháng
- 4 năm lĩnh được 3 tháng
...
- 9 năm lĩnh được 9 tháng

-> Giấy tờ chuẩn bị: CMND gốc, 2 CMND photo công chứng , 1 ảnh 3x4, sổ bảo hiểm gốc, sổ bảo hiểm photo, tờ quyết định nghỉ việc , tờ quyết định nghỉ việc photo.
Lên mạng search Bảo hiểm thất nghiệp quận/huyện bạn đang ở lĩnh ở đâu! -> ĐI THẲNG VÀO TRUNG TÂM VÀ LÀM THEO HƯỚNG DẪN. (Chú ý: Không ghé ở ngoài sẽ dễ bị mất tiền cò)



3. Lĩnh BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN

Thời gian cần lĩnh : Sau 1 năm dừng đóng bảo hiểm xã hội thì được lĩnh bảo hiểm xã hội.

VD: 15/08/2017 nghỉ, thì 15/08/2018 lên BHXH quận/huyện để hỏi thủ tục lĩnh

Bạn cầm sổ BHXH lên quận/huyện nơi đóng Bảo Hiểm cho bạn để làm thủ tục.

BHXH 1 lần được tính sơ như sau (TRONG TRƯỜNG HỢP LƯƠNG CƠ BẢN KHÔNG THAY ĐỔI THEO THÁNG NHÉ, NẾU THAY ĐỔI PHẢI LẤY SỐ TRUNG BÌNH):
+Từ sau năm 2014:
(Lương cơ bản) X (số năm) X 2 ( hệ số bắt buộc sau năm 2014) =....
+Trước năm 2014 thì thay số 2 bằng 1,5 nhé !
-> Ai làm việc có mốc 2014 ở giữa quá trình , thì tách ra 2 phép tính nhân, rồi tổng lại nhé !
-> Qui đổi số tháng thành năm: trên 6 tháng được tính 1 năm, trên 12 tháng được tính 1,5 năm, trên 18 tháng đc tính 2 năm v.v... Vậy mà tính tới nhé!
-> Địa điểm lãnh : quận nào lãnh quận đó , lên mạng search BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ...
-> Giấy tờ cần chuẩn bị: CMND, sổ bảo hiểm , giấy quyết định nghỉ việc, sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú có xác nhận địa phương


Thật ra thì bạn lên BHXH Quận/huyện xong họ sẽ tất toán sổ cho bạn. Nếu đăng ký nhận tiền qua tài khoản ngân hàng thì BHXH sẽ tự chuyển tiền vào tài khoản cho bạn nhưng vẫn kèm 1 thư gửi về tận nhà thông báo cách tính số tiền bạn nhận được.



(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo)
Nguồn: st chỉnh sửa./

19 thg 4, 2020

PHẬT DẠY 9 LOẠI NGƯỜI CHỈ NÊN BẮT TAY, KHÔNG NÊN NÓI CHUYỆN.

PHẬT DẠY 9 LOẠI NGƯỜI CHỈ NÊN BẮT TAY, KHÔNG NÊN NÓI CHUYỆN.

1. Người hứa hươu hứa vượn, đem lời nói làm trò tiêu khiển, vui đùa, thuận miệng hứa hẹn rồi không thực hiện, nói không giữ lời.
2. Người nịnh nọt, khua môi múa mép, lời nói không thật thà, không thành tâm, khi cần thì vun vào, khi không cần thì vứt bỏ, là loại người Phật dạy không nên tiếp xúc.

3. Ngưới hám lợi, xem hoàn cảnh điều kiện mới kết giao để đạt được mục đích, thu lợi về cho mình.
4. Người tham phú phụ bần, đối đãi với người khác mà phân biệt sang hèn, giàu thì nịnh bợ yêu thương, nghèo thì khi khi bạc đãi, không thật lòng đối đãi với người khác.
5. Người nham hiểm, lòng dạ khó lường là loại người Phật dạy nên tránh xa. Bởi thâm sâu khó đoán, thường xuyên tính kế, không biết lúc này hay lúc khác sẽ ngầm hãm hại mình để đạt được mục đích.
6. Người nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách, thích bàn tán chuyện không phải của mình. Người như vậy sẽ dễ dàng tạo thành khoảng cách, gây thị phi, tổn hại cho người khác bằng câu chuyện chưa rõ đúng sai, tốt nhất là không nên kết giao.
7. Người bất hiếu, không trân trọng cha mẹ là người thiếu phẩm cách, thiếu đạo đức. Đó là loại người Phật khuyên không kết bạn vì cha mẹ mà còn không đối xử tốt, vậy thì có thể tốt với ai đây?
8. Người chơi bời lêu lổng, không chí thú làm ăn, là biểu hiện của việc thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức cùng phương hướng nhân sinh, lười nhác.
9. Người không có nguyên tắc sẽ không tự trọng, quá mức khéo léo đưa đẩy làm người ta không thể tin cậy. Không kết giao với người như vậy mới có thể bảo toàn thái độ ứng xử cùng lập trường của mình.
Theo SKCĐ./.

ĐỜI NGƯỜI CÓ BA LOẠI TIỀN, TIÊU CÀNG NHIỀU, KIẾM SẼ CÀNG NHIỀU

Đời người có 3 loại tiền, bạn tiêu càng nhiều, kiếm về sẽ càng lắm. Hơn nữa, những loại tiền này nhất định phải tiêu, không thể để dành.

LOẠI THỨ NHẤT: Đầu tư vào bản thân, tự thân trưởng thành
Tiền dành cho việc học, nhất định phải tiêu!
Đầu tư tiền bạc vào chính bộ não của bản thân, đó chính là phương thức quản lý tài chính an toàn nhất và sau này, cho dù đi đến đâu, bạn cũng không bao giờ phải rơi vào cảnh nghèo đói.
Có thể rất nhiều người sẽ phản bác lại rằng: “Đến ba bữa cơm ăn còn chưa no, gánh nặng kinh tế khiến người ta ngột thở, làm gì còn tiền mà tính đến chuyện học hành? Mà học rồi cũng chưa chắc đã nhìn thấy hiệu quả ngay!”
Những người có suy nghĩ như thế sẽ chẳng bao giờ dùng tiền đầu tư cho việc nâng cao trình độ của bản thân.
Trên thực tế, nếu ở vào cảnh ngộ “nghèo rớt mồng tơi” thì chính “cái đầu” mới là nơi cần được đầu tư nhất, để thoát nghèo. Nếu chúng ta sở hữu bộ não nghèo nàn, cả đời sẽ khó mà giàu cho được!
Một người, nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt hoặc bị những khó khăn trước mắt che khuất tầm nhìn mà không thể nhìn cao, nhìn xa hơn, rất có thể cả cuộc đời người đó chẳng thể tìm thấy cơ hội để đổi đời.
Khó khăn là điều hiển nhiên mà mỗi người phải gặp nếu đã sống trên đời. Đừng oán trách mà hãy tìm cách khắc phục.
Bằng cách nào? Câu trả lời chính là tôi rèn bản thân và tự học hỏi, đầu tư vào việc “tăng chất” cho não bộ. Có như vậy, con người mới có thể có nền tảng, cơ sở để bứt phá, tiến lên.
Vì lẽ đó, tiền học tập là khoản tiền nhất định phải tiêu, cho dù tạm thời có thể đó là khoản tiền phải vay mượn nhưng dù vay mượn cũng rất đáng. Đầu tư vào việc học, bạn nhất định sẽ tìm được đường ra, không chỉ trả hết nợ mà còn kiếm thêm được rất nhiều.
LOẠI THỨ HAI: Tiền hiếu thuận nhất định phải tiêu
Tiền hiếu thuận ở đây chính là khoản tiền trích ra chu cấp, biếu bố mẹ. Khoản tiền này không thể không tiêu!
Có thể sẽ có người cho rằng khi bản thân mình còn chưa giàu, tiêu còn chưa đủ hoặc vẫn còn nợ nần chồng chất, về cơ bản không có tiền để biếu bố mẹ đều đặn; cũng có người có thể sẽ nói gia đình mình khá giả, bố mẹ cũng đã đủ tiền tiêu, không cần phải biếu thêm…!
Tuy nhiên dù điều kiện kinh tế của bố mẹ có thế nào, khoản tiền hiếu thuận với bố mẹ nhất định nên cố gắng có để biếu các cụ.
Hãy thử nghĩ mà xem, bố mẹ các bạn có bao giờ vì thiếu tiền, phải vay nợ mà bỏ mặc các bạn không nuôi các bạn khôn lớn nên người? Họ, dù có nghèo đến thế nào cũng vẫn cố gắng hết sức dưỡng dục con cái trưởng thành, không phải vậy sao?
Thế nên, những người làm con sau khi đã đủ lông đủ cánh, báo đáp lại bố mẹ là điều nên làm, cớ sao có thể nói có tiền mới biếu bố mẹ, không có thì không biếu?
Thực ra, ít có bố mẹ nào yêu cầu con cái nhất định phải làm việc đó, song đó là trách nhiệm mà người làm con phải làm tròn.
Dù cuộc đời bạn đang ở giai đoạn nào, đang phải gặp khó khăn gì đi nữa, xin hãy nhớ thật kỹ, tiền hiếu thuận với bố mẹ không thể tiết kiệm.
Bố mẹ có thể cắn răng chịu đựng mọi vất vả để nuôi con cái khôn lớn, một chút tiền, một chút trách nhiệm với bố mẹ, người làm con đừng bao giờ nói không.
Nếu như bạn thực sự thiếu thốn về vật chất, không thể bù đắp cho bố mẹ bằng tiền bạc, vậy thì hãy nhớ, chí ít cũng phải làm tròn chữ hiếu bằng trái tim, bằng tình cảm, sự ân cần chăm sóc hỏi han…
LOẠI THỨ BA: Tiền báo đáp nhất định phải tiêu
Tiền báo đáp nhất định phải tiêu. Tiền báo đáp trong đó có tiền từ thiện, tiền báo đáp xã hội và báo đáp cả những người xung quanh mình…
Trong cuốn sách “Cha giàu cha nghèo”, tác giả Robert Kiyosaki viết rằng, người cha giàu tin tưởng sâu sắc rằng tiền, trước tiên phải bỏ ra mới mong có hồi đáp.
Vì thế, khi còn trẻ, mỗi người hãy tự hình thành một thói quen “bỏ ra” thay vì khư khư giữ của, bất luận là ở vào hoàn cảnh nào cũng nên quyên góp tùy theo khả năng để báo đáp xã hội.
Trong khi đó người cha nghèo thì nói rằng, chỉ cần có dư tiền, nhất định sẽ quyên góp nhưng cả đời ông ta chẳng lúc nào dư giả.
Bất luận là nghèo đến đâu, trên thế giới vẫn có những người bất hạnh hơn bản thân chúng ta. Bởi vậy, hãy luôn giữ một trái tim yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ và báo đáp xã hội.
Những lần tới, nếu nhìn thấy những người đang miệt mài lao động mưu sinh, ví dụ như những người bán hàng rong… hãy dành cho họ sự tôn trọng và nghĩ rằng, biết đâu việc mình mua ủng họ hộ một thứ gì đó, có thể giúp cả gia đình họ có thêm niềm vui hay một bữa cơm ấm cúng…
Nếu bạn là một ông chủ thành đạt, hãy đừng quên những nhân viên đang sát cánh, nỗ lực cùng mình tạo ra thành quả. Hãy cảm ơn họ, báo đáp họ, đó là điều nên làm!
Còn nếu bạn thực sự khó khăn, không thể dùng tiền để cho đi, vậy thì hãy dùng một trái tim biết ơn với đời, với người. Một trái tim biết ơn sẽ giúp chúng ta làm tốt mọi việc, sống tích cực với đời, đó cũng là một dạng báo đáp đáng trân trọng!
st.
Cre: Truong_doanh_nhan_HBR